8 tỉ phú leo lên từ vực thẳm – Phần 1


Thành công, thất bại, rồi trở lại rất ngoạn mục – có 8 tỷ phú đã từng trải qua cùng những bước thăng trầm như vậy.

1. Donald Trump – nghệ sĩ thoát phá sản

Donald Trump

Bờ vực: Năm 1999, tổng tài sản của Trump khi ấy được ước tính đã vào khoảng 1,7 tỷ USD. Tuy nhiên, ngay năm đó, thị trường bất động sản phải hứng chịu sự suy giảm nghiêm trọng. Rất nhiều dự án đầu tư của Trump mất giá một cách đáng kể.

Trong cuốn sách “Nghệ thuật quay trở lại”, Trump cho biết khi ấy có tới 900 triệu USD ở trong tình trạng “báo động đỏ”. Tháng 3 năm đó, Trump loan tin rằng ông có khả năng mất tiếp 43 triệu USD vô cùng quan trọng cùng vớI số tiền lợi tức tại Trump Castle.

Leo trở lại: Trump lợi dụng thông tin về khả năng phá sản của mình làm công cụ để đàm phán. Điều này giúp ông nhận được 1 khoản vay tín dụng 65 triệu USD, cho phép Trump “cầm cự” đến khi thị trường hồi  phục. Và tới nay, tổng tài sản của tỷ phú này đã là 2,7 tỷ USD.  

Bài học rút ra: Hãy trông cậy vào những kĩ năng đàm phán của mình! 

2. Martha Stewart – Từ một chuyên gia ẩm thực đến “nữ hoàng ngục tù” và… trở lại! 

Martha Stewart

Bờ vực: Martha Stewart bị kết án và bị bắt năm 2004 vì tội nói dối lý do bán cổ phiếu của công ty nghiên cứu dược phẩm Imclone 2 năm trước đó. Ngay sau phán quyết, cổ phiếu của công ty Martha Stewart Living Omnimedia (MSLO) do bà sở hữu đã sụt giảm tới 22%, ảnh Martha Stewart trong bộ đồ tù nhân tràn ngập khắp các tờ tin tức. 

Leo trở lại: Ngay sau khi được trả tự do, bà bắt tay ngay trở lại với công việc, cho ra đời một talkshow mới, thiết lập quan hệ hợp tác với các công ty như Lowe’s, Kodak, KB Homes và Đài phát thanh vệ tinh Sirius. Kể từ khi bà trở lại, tổng doanh thu của MSLO tăng lên đều đặn. Quý 3/2006, theo báo cáo của công ty, doanh thu đã đã đạt 6,1 tỷ USD, tăng tới 48% so với cùng kỳ năm trước. 

Bài học rút ra: Trong cơn ác mộng, vẫn luôn giữ sự điềm tĩnh và tập trung. 

3. Ben Cohen và Jerry Greenfield – Cuộc chiến chống lại những ông lớn  

Ben Cohen và Jerry Greenfield

Bờ vực:  Năm 1984, công ty Ben &Jerry’s suýt chút nữa bị thôn tính khi công ty mẹ của Haagen-Dazs là Pillsbury đe dọa đẩy sản phẩm kem của họ khỏi các nhà phân phối, nếu họ không từ bỏ nhãn hiệu Ben & Jerry’s. 

Khi Cohen tìm hiểu thông tin về việc thuê một công ty luật làm đại diện, người ta đã nói rằng cần phải có ít nhất 50.000 USD – trong khi cả năm trước đó Ben & Jerry’s chỉ kiếm được hơn 7000 USD. 

Leo trở lại: Những người cộng sự Ben & Jerry’s đã cùng nhau phát động chiến dịch “Những chàng lính đặc nhiệm sợ điều gì?”. Họ phân phát những đồ dùng có điền thêm thư kháng nghị đến Ủy ban thương mại liên bang Mỹ (FTC) và chủ tịch hội đồng quản trị của Pilsbury. 

Tháng 3/1985, Pilsbury đồng ý sẽ không ép các nhà phân phối loại bỏ kem Ben & Jerry’s. Đến tháng 4/ 2004, kem Ben & Jerry’s được hãng sản xuất thực phẩm Unilever mua lại với giá 326 triệu USD.

Bài học rút ra: Thay đổi tình trạng khủng hoảng của công ty bằng một thời cơ tiếp thị đầy sáng tạo.

4. Harland “Colonel” Sanders – chú gà quyền lực 

Harland “Colonel” Sanders

Bờ vực: Năm 1955, một tuyến đường cao tốc liên bang được xây dựng vòng qua nhà hàng “Sanders Court and Café” của Harland Sanders. Điều này khiến cho trị giá của nó giảm đi hơn một nửa và Sanders buộc phải bán đi cơ nghiệp của mình.

Mặc dù còn một vài địa điểm nhượng quyền thương hiệu kinh doanh gà rán KFC. Ông được chia 5 xu cho mỗi miếng gà rán được bán ra tại những địa điểm này. Tuy nhiên, Sanders gần như không còn “1 xu dính túi” sau khi trả hết nợ nần thuế má. 

 

Leo trở lại: Mặc dù lúc ấy đã bước vào tuổi 65, nhưng Sander vẫn không chịu từ bỏ công thức đặc biệt chế biến món gà rán. Ông tiếp tục miệt mài làm việc, và đến năm 1960, ông đã mở được hơn 400 cửa hàng theo phương thức nhượng quyền thương hiệu.

Bốn năm sau, Sanders bán toàn bộ cổ phần trong công ty cho một nhóm các nhà đầu tư lấy 2 tỷ USD. Họ lập nên Kentucky Fried Chicken Corporation và mời ông làm “Đại sứ Thiện chí” cũng như người phát ngôn cho công ty cho đến tận khi ông mất năm 1980 ở tuổi 90. 

Bài học rút ra: Nhà lãnh đạo đích thực không bao giờ về hưu.

(Còn nữa)
Anh Dũng

Theo Entrepreneur

(Lanhdao.net)

Bình luận về bài viết này