NGHIÊN CỨU TÁCH VÀ SỬ DỤNG SỢI TỪ LÁ DỨA DẠI DÙNG LÀM CỐT GIA CƯỜNG CHO VẬT LIỆU COMPOSITE TRÊN CƠ SỞ NHỰA POLYESTE KHÔNG NO

Research on detachment and using sisal fibres for the reinforcement for composite materials based on the unsaturated polyester resins

PHAN THỊ THUÝ HẰNG

Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng

HOÀNG THỊ LAN PHƯƠNG

Bộ Giáo dục và Đào tạo

TÓM TẮT

Hiện nay, vật liệu gia cường cho vật liệu composit phổ biến nhất là sợi thủy tinh, chúng được tạo ra từ các loại oxyt vô cơ. Tuy nhiên, gần đây sợi thiên nhiên đang được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Vì sợi thiên nhiên có một số ưu điểm hơn so với sợi thủy tinh như: tỷ trọng thấp hơn, giảm trọng lượng cho sản phẩm composit, giá thành hạ… Nhưng sợi thiên nhiên so với sợi thủy tinh thì khả năng bám dính nhựa kém hơn và độ bền thấp hơn. Vì vậy, việc xử lý đối với sợi thiên nhiên để cải thiện các tính chất này là cần thiết. Trong bài báo này trình bày kết quả xác định phương pháp và điều kiện xử lý sợi dứa dại để sử dụng trong chế tạo vật liệu composit trên cơ sở nhựa polyeste không no (UPE). Bằng phương pháp quy hoạch thực nghiệm đã xác định được điều kiện xử lý tối ưu như sau:

– Nồng độ dung dịch NaOH là 10% và thời gian xử lý là 10 ngày, sử dụng cho các sản phẩm composite đòi hỏi độ bền cơ học cao.

– Nồng độ dung dịch NaOH là 30% và thời gian xử lý là 16 ngày, sử dụng cho các sản phẩm composite đòi hỏi độ bền môi trường cao.

ABSTRACT

The reinforcement material for composite material, the most generally used one today is the glass fibre formed from inorganic oxide. However, the natural fibre has recently been paid more attention by many researchers because natural fibres have more advantages than glass fibres, for example: lower density, weight saving of composite materials, lower price, and so on. However, natural fibres have lower adherence to resins and less durability than glass fibres. Therefore, the fibre treatment to improve these properties is of great necessity. In this article, we present the defined results of sisal fibres treatment methods and conditions to use in the production of composite materials based on the unsaturated polyester (UPE) resin. With experimental methodology, we have determined optimum treatment conditions as follows:

– The concentration of sodium hydrate (NaOH) solutions is 10% and the treatment time is 10 days. These conditions are applied for composite products requiring high mechanical strength.

– The concentration of sodium hydrate solutions is 30% and the treatment time is 16 days. These conditions are applied for high environmental strength products.

1. Mở đầu

Ở Việt Nam việc sử dụng sợi dứa dại trong chế tạo vật liệu polyme composite (PC) sẽ có ý nghĩa thực tiễn to lớn. Vì điều kiện thiên nhiên (đất đai, khí hậu, địa hình…) của nước ta là một tiềm năng lý tưởng cho việc sản xuất sợi từ lá dứa dại trên quy mô công nghiệp nhằm cung cấp nguồn nguyên vật liệu cho ngành chế tạo vật liệu PC ở Việt Nam. Việc đầu tư sản xuất sợi từ lá dứa dại không đòi hỏi đầu tư cao như đối với sợi hóa học khác (sợi thủy tinh, sợi cacbon…), điều này sẽ rất phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội ở nước ta hiện nay. Bên cạnh ý nghĩa về mặt kinh tế đã nêu, nó còn có ý nghĩa về mặt xã hội đó là việc cung cấp nguồn nguyên liệu cho sản xuất đòi hỏi phải có chiến lược canh tác cây dứa dại sẽ góp phần tạo nguồn thu nhập cho nông dân, đặc biệt là ở những vùng đất đai khô cằn, khí hậu khắc nghiệt… và tạo cơ hội việc làm cho người lao động ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa…

Chính vì vậy mà việc nghiên cứu sử dụng sợi dứa dại trong gia công chế tạo vật liệu PC nhằm làm tăng giá trị cho cây dứa dại là một vấn đề cấp thiết. Trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhiều lĩnh vực công nghệ được chú trọng trong đó có công nghệ vật liệu mới nên đề tài này sẽ góp phần vào việc mở rộng nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước, hạ giá thành sản phẩm cho vật liệu PC nhằm thu hút người sử dụng.

2. Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu

2.1. Nguyên liệu

– Sợi tách từ lá dứa dại được lấy ở xã Bình Lãnh, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.

– Nhựa polyeste không no (UPE) loại 2117 sản xuất ở Singapor.

– Các hóa chất: chất xúc tác đóng rắn MEKP; chất chống dính; NaOH 98%; HCl 37%; axeton, H2SO4 98%…

2.2. Phương pháp xử lý sợi dứa dại

Mục đích của việc xử lý sợi là nhằm làm tăng tính chất cơ lý của sợi dứa và của vật liệu composite. Đề tài dùng phương pháp hóa học để xử lý sợi với tác nhân là dung dịch NaOH.

2.3. Phương pháp tiến hành thực nghiệm

Dùng phương pháp quy hoạch trực giao bậc 1 [3,4] để khảo sát ảnh hưởng của các yếu tố xử lý sợi đến các tính chất cơ lý hóa của sợi và vật liệu PC nền UPE gia cường sợi dứa dại.

Các yếu tố ảnh hưởng:

+ Z1– Nồng độ dung dịch NaOH (%).

+ Z2 – Thời gian ngâm (ngày).

Bảng 1. Các mức và khoảng biến thiên của các yếu tố ảnh hưởng

Yếu tố Các mức Khoảng biến

thiên

Mức dưới

-1

Mức cơ sở

0

Mức trên

+1

Nồng độ NaOH (%)

Thời gian ngâm (ngày)

10

10

20

13

30

16

10

3

2.4. Phương pháp tối ưu hóa hàm mục tiêu

Dùng phương pháp mạng đơn hình [3,4] để tối ưu hóa các hàm mục tiêu, từ đó xác định điều kiện xử lý sợi tối ưu.

2.5. Phương pháp gia công mẫu vật liệu composite

Hình 1. Quy trình gia công vật liệu composite

2.6. Phương pháp xác định độ bền cơ lý hóa của vật liệu composite

1. Độ bền kéo: Xác định theo tiêu chuẩn ISO R527-1966 [7].

2. Độ bền uốn: Xác định theo tiêu chuẩn ISO 178-1975 [7].

3. Độ bền va đập: Xác định theo tiêu chuẩn ISO 197-1982 [7].

4. Độ bền môi trường: Xác định theo tiêu chuẩn ISO 175-1981 [7].

3. Kết qủa và thảo luận

3.1. Khảo sát một số tính chất và thành phần sợi dứa dại

Tiến hành khảo sát một số tính chất của sợi dứa chưa xử lý và sợi dứa xử lý ở điều kiện NaOH 10%, thời gian ngâm là 10 ngày. Kết quả thu được ở bảng 2.

Bảng 2. Tính chất và thành phần của sợi dứa dại

Tính chất

Sợi dứa chưa xử lý Sợi xử lý ở điều kiện

(NaOH 10%, 10 ngày)

Độ ẩm (%)

Độ bền kéo đứt (N/mm2)

Hàm lượng lignin (%)

Hàm lượng xenlulo (%)

8,67

2,825

8,6

76,42

6,78

3,257

6,64

80,42

Từ bảng 2 cho thấy, sợi dứa sau khi xử lý ở điều kiện NaOH 10%, thời gian ngâm là 10 ngày có độ ẩm và lượng lignin bé hơn, độ bền kéo đứt và hàm lượng xenluloza thì lớn hơn so với sợi chưa xử lý. Có nghĩa là sợi sau khi xử lý thì giảm thành phần tạp chất vô định hình, tăng phần định hướng cao (xenluloza) nên làm tăng độ bền cơ lý cho sợi.

3.2. Xác định điều kiện xử lý sợi tối ưu

Phương trình hồi quy có dạng như sau:

y = b0 + b1x1 + b2x2 + b12x1x2 (1)

với y: các hàm mục tiêu bao gồm:

y1: độ bền kéo đứt của sợi dứa sau khi xử lý, (N/mm2)

y2: lượng lignin tách ra trong dịch thải, (g)

y3: độ bền kéo đứt của vật liệu composite, (N/mm2)

y4: độ bền uốn của vật liệu composite, (N/mm2)

y5: độ trương trong môi trường nước của vật liệu composite, (%)

y6: độ trương trong môi trường HCl của vật liệu composite, (%)

y7: độ tan trong môi trường HCl của vật liệu composite, (%)

x1: biến số mã hóa của biến số thực Z1

x2: biến số mã hóa của biến số thực Z2

Kết quả thực nghiệm được biểu diễn ở bảng 3.

Bảng 3. Ma trận thực nghiệm

Số thứ tự thí nghiệm Biến mã hóa Kết quả đo được của các hàm mục tiêu
x1 x2 y1

(N/mm2)

y2

(g)

y3

(N/mm2)

y4

(N/mm2)

y5

(%)

y6

(%)

y7

(%)

1

2

3

4

5

6

7

-1

+1

-1

+1

0

0

0

-1

-1

+1

+1

0

0

0

3,257

2,119

1,825

1,570

2,011

1,913

2,207

1,34

1,66

1,54

1,88

1,68

1,67

1,69

14,47

13,734

10,791

5,4

12,753

12,263

11,772

2073

1742

1350,67

782,8

1582

1578

1575

0,877

0,752

0,512

0,345

0,563

0,578

0,593

0,721

0,602

0,452

0,298

0,468

0,488

0,478

0,209

0,191

0,167

0,138

0,173

0,163

0,183

Dựa vào số liệu thực nghiệm, bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất, kiểm tra tính có nghĩa các hệ số hồi quy bằng tiêu chuẩn Student, kiểm định tính tương thích của phương trình hồi quy bằng tiêu chuẩn Fisher ta xác định được các phương trình hồi quy (hàm mục tiêu) như sau:

y1 = 2,193 – 0,348 x1 – 0,495 x2

y2 = 1,605 + 0,165 x1 + 0,105 x2

y3 = 11,1 – 1,532 x1 – 3,003 x2

y4 = 1487,117 – 224,717 x1 – 420,383 x2

y5 = 0,622 – 0,073 x1 – 0,193 x2

y6 = 0,518 – 0,068 x1 – 0,143 x2

y7 = 0,176 – 0,012 x1 – 0,024 x2

Dùng phương pháp mạng đơn hình để tối ưu hóa các hàm mục tiêu theo hướng đạt đến điểm cực trị, trong đó y1, y2, y3 và y4 theo hướng đạt cực đại, y5, y6 và y7 theo hướng đạt cực tiểu. Kết quả tối ưu hóa các hàm mục tiêu được trình bày ở bảng 4.

Bảng 4. Kết quả tối ưu hóa của các hàm mục tiêu

Điều kiện xử lý Kết quả tối ưu của các hàm mục tiêu
y1

(N/mm2)

y2

(g)

y3

(N/mm2)

y4

(N/mm2)

y5

(%)

y6

(%)

y7

(%)

10% -10 ngày

30% -16 ngày

3,257

1,88

14,47 2073

0,345

0,298

0,138

Theo bảng kết quả trên đưa ra được 2 phương án tối ưu như sau:

Phương án 1: Các kết quả tối ưu hóa các hàm mục tiêu cho thấy: y1, y3, y4 đạt cực đại và y2, y5, y6, y7 đạt cực tiểu tại Z1= 10% và Z2= 10 (ngày) có nghĩa là độ bền cơ lý đạt cực đại trong khi độ bền hóa thấp nhất nhưng vẫn nằm trong giới hạn cho phép của vật liệu nên đáp ứng yêu cầu để chế tạo các sản phẩm chịu tác động ngoại lực lớn, ít chịu tác động của môi trường như thùng rác công cộng, hộp công tơ điện, tấm vách, tấm trần, các vật dụng gia đình, văn phòng như bàn ghế, tủ, kệ sách…

Phương án 2: Các kết quả tối ưu hóa các hàm mục tiêu cho thấy: y2, y5, y6, y7 đạt cực đại và y1, y3, y4 đạt cực tiểu tại Z1= 30% và Z2= 16(ngày) có nghĩa là độ bền hóa đạt tối ưu trong khi độ bền cơ lý giảm nhưng vẫn nằm trong giới hạn cho phép để chế tạo các sản phẩm chịu tác động ngoại lực thấp, chịu tác động của môi trường (nước, axit…) là chủ yếu như phao chỉ đường trên biển, thùng đựng hóa chất, nước…

4. Kết luận

Từ các kết quả nghiên cứu ở trên có thể rút ra được những kết luận sau đây:

– Đã xác định được điều kiện tách và xử lý sợi dứa tối ưu làm tăng độ bền của sợi do vậy làm tăng độ bền của vật liệu PC. Tùy thuộc yêu cầu tính năng kỹ thuật và tính năng sử dụng của sản phẩm mà ta chọn phương án 1 hoặc phương án 2:

+ Nếu sản phẩm đòi hỏi độ bền cơ học cao thì chọn phương án 1:

Nồng độ NaOH: 10%; Thời gian ngâm: 10 ngày

+ Nếu sản phẩm đòi hỏi độ bền môi trường cao thì chọn phương án 2:

Nồng độ NaOH: 30%; Thời gian ngâm: 16 ngày

– So với vật liệu PC phổ biến hiện nay (gia cường bằng sợi thủy tinh) thì vật liệu PC gia cường bằng sợi dứa dại có độ bền thấp hơn. Tuy nhiên sản phẩm đi từ PC gia cường sợi thiên nhiên nói chung, sợi dứa dại nói riêng lại có những ưu điểm như: giá thành hạ, tỷ trọng thấp (trọng lượng thấp với cùng thể tích), có khả năng phân hủy sinh học, chủ động được nguồn nguyên liệu sẵn có, dồi dào trong thế giới thực vật, dễ dàng gia công, không đòi hỏi kỹ thuật gia công phức tạp hay chi phí đầu tư cao.

– Có thể gia công chế tạo các sản phẩm dân dụng như: tấm trần, sản phẩm thủ công mỹ nghệ, hộp công tơ điện, bàn ghế, tủ tường, thùng rác, thùng chứa nước, thùng chứa hóa chất…

5. Kiến nghị

– Nghiên cứu thêm một số phương pháp xử lý đối với sợi để có thể nâng cao tính chất cơ lý hóa cho vật liệu PC như phương pháp ủ nhiệt, phương pháp xử lý bề mặt sợi bằng plasma hoặc corona, phương pháp xử lý bằng axetal…

– Nghiên cứu chế tạo vật liệu PC trên cơ sở sợi dứa dại và các nền nhựa khác như nhựa epoxy, nhựa nhiệt dẻo như PVC, PP, cao su thiên nhiên, cao su tổng hợp… để mở rộng phạm vi ứng dụng.

– Khảo sát thêm một số dạng sợi khác như dạng “mat”, dạng vải dệt…

– Để tận dụng các ưu và nhược điểm của loại sợi thiên nhiên (sợi dứa dại, sợi đay, sợi gai…) và sợi hóa học (sợi thủy tinh, sợi cacbon, sợi aramid..), nghiên cứu chế tạo vật liệu PC trên cơ sở gia cường phối hợp cả hai loại sợi.

6. Hiệu quả kinh tế-xã hội

Nếu đề tài được ứng dụng thực tế thì sẽ mang lại một số hiệu quả kinh tế như sau:

– Hạ giá thành sản phẩm composite do đó làm cho loại vật liệu này thu hút được nhiều người sử dụng hơn.

– Nâng cao hiệu quả sử dụng của lá dứa dại.

– Góp phần thúc đẩy kinh tế của các vùng đất đai khô cằn, khí hậu khắc nghiệt.

– Góp phần phủ xanh các vùng đồi trọc, ven biển, chống xói mòn, lũ lụt…

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]               Phạm Minh Hải, Vật liệu chất dẻo tính chất và công nghệ gia công, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, 1991.

[2]               Trần ích Thịnh, Vật liệu composite cơ học và tính toán kết cấu, Nhà xuất bản Giáo dục, 1994.

[3]               Trương Cao Suyền, Nguyễn Hữu Chi, Quy hoạch thực nghiệm, Trường Đại học Kỹ thuật Hồ Chí Minh, 1997.

[4]               X.L. AKHNADARÔVA, V.V KAPHARốP, Tối ưu hóa thực nghiệm trong Hóa học và Kỹ thuật hóa học, Trường Đại học Kỹ thuật Hồ Chí Minh, 1994.

[5]               Goodman I., Thys J.A, Polyester, London life Book Co, 1967.

[6]               Othio ASM, Fibre Composite Material, 1965.

[7]               Trung tâm nghiên cứu vật liệu polyme, Trường Đại học Bách Khoa TP. HCM, Các tiêu chuẩn ISO xác định tính chất cơ lý của vật liệu polyme,1994.

Tin khoa học phải được đưa nhanh, đầy đủ và chính xác

Tin khoa học phải được đưa nhanh, đầy đủ và chính xác… GS Nguyễn Văn Tuấn, Viện Garvan, Úc đã dành cho phóng viên VietNamNet cuộc trao đổi ngắn về vấn đề truyền thông khoa học hiện nay.

– PV: Thưa giáo sư, giữa nhà báo viết về khoa học và nhà khoa học có mối quan hệ tương quan nào trong việc cung cấp thông tin cho đại chúng?

Mô tả ảnh.
Tin khoa học phải được đưa nhanh, đầy đủ và chính xác. Ảnh GS Nguyễn Văn Tuấn tại buổi thuyết trình về truyền thông và khoa học vào ngày 26/3. (Ảnh: M. Linh)

– Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn: Trong việc cung cấp thông tin cho đại chúng, theo tôi, thường này sinh một số vấn đề như sau đây. Nhà khoa học hoặc thường hấp tấp công bố kết quả nghiên cứu, hoặc giữ bí mật để tránh phiền phức. Và, thường là nhà khoa học thất bại trong việc giao tiếp với giới truyền thông về khoa học.

Trong khi đó, giới truyền thông thường thiếu khả năng suy luận thông tin khoa học và diễn giải số liệu; trích dẫn sai, sử dụng nguồn thông tin không đáng tin cậy; xu hướng giật gân hoá câu chuyện, không theo dõi câu chuyện từ đầu tới cuối.

Còn về phía công chúng, họ thiếu thông tin về khoa học, hiểu sai về nghiên cứu khoa học, diễn giải sai về kết quả nghiên cứu. Cuối cùng là sự nhầm lẫn giữa giả thuyết khoa học và sự thật khoa học, “phơi nhiễm” những ngụy khoa học.

Chính vì vậy, giữa truyền thông và khoa học có mối liên quan đó là cùng thu nhập thông tin và hai bên cùng phải thành thật. Truyền thông và khoa học có sự tuơng đồng: Mọi nguyên tắc giữa truyền thông và khoa học đều xuất phát từ vấn đề chung đó là công chúng.

– Hiện nay có rất nhiều nhà khoa học viết báo và nhiều nhà báo viết khoa học. Theo ông thì đâu là những thuận lợi và khó khăn của hai giới này khi chuyển tải thông tin đến công chúng?

Mô tả ảnh.
Buổi thuyết trình về truyền thông và khoa học (Ảnh: M. Linh)

– Nhà khoa học viết báo có thuận lợi trước mắt đó là do họ làm khoa học nên họ hiểu rõ về quá trình cũng như hoạt động của khoa học. Họ có thể ứng dụng những nguyên tắc cũng như mô tả vấn đề một cách chính xác hơn giới truyền thông. Tuy nhiên, hạn chế của họ chính là ở chỗ phần lớn các nhà khoa học không có kỹ năng về truyền thông, sử dụng quá nhiều thuật ngữ khoa học đây cũng chính là căn “bệnh” nan giải mà hầu hết các nhà khoa học viết báo gặp phải. Ngoài ra, hạn chế của nhà khoa học viết báo còn thể hiện ở chỗ cách truyền đạt thông tin của họ chưa tốt, gây khó hiểu cho công chúng.

Đối với giới truyền thông viết về lĩnh vực khoa học cũng vậy, họ cũng có những thuận lợi và khó khăn nhất định, cụ thể họ có thuận lợi là “văn hay chữ tốt”, có kỹ năng truyền đạt thông tin và xử lí thông tin một cách nhanh nhạy. Tuy nhiên, họ cũng có những hạn chế đó là không hề hiểu biết nhiều về khoa học, nhất là những từ ngữ chuyên ngành dẫn đến không thể truyền đạt thông tin một cách chính xác nhiều khi gây hiểu lầm cho người đọc. Cái chính nữa là họ không có thời gian tìm hiểu cụ thể vấn đề, họ bị áp lực về thời gian nên nhiều bài báo viết về khoa học chưa có chất lượng, không mang được nhiều  thông tin đến cho người đọc, đôi khi còn gây thiệt hại và hoang mang cho công chúng.

-Vậy thì ranh giới giữa các nhà khoa học viết báo và nhà báo viết khoa học là gì, thưa ông?

Giữa nhà khoa học viết báo và nhà báo viết khoa học có một ranh giới rõ ràng, đó là nhà khoa học thì đi sâu vào những vấn đề mang tính chi tiết, tiểu tiết, còn nhà báo viết khoa học thì nặng về vấn đề tính thông tin phổ quát cho đại chúng.

– Vậy thì giải quyết những mâu thuẫn ấy bằng cách nào?

– Sự phân biệt như vậy chắc chắn sẽ dẫn đến mâu thuẫn đó là các nhà khoa học thì luôn phải kèm theo giả định, tức là “nếu có thế này…thì mới có thể xảy ra thế kia”. Trong khi đó, nhà báo lại cần sự chính xác tuyệt đối về thông tin, nói cách khác cái mà nhà báo cần là thông tin đó có đúng hay không (“yes or no”)… thế thôi! Tuy nhiên, việc giải quyết mâu thuẫn này lại rất đơn giản, đó là việc chúng ta cần quan tâm thêm vấn đề là thế nào là một bản tin đáp ứng được tiêu chí cụ thế, phải biết lựa chọn thông tin và đưa được những thông tin đến công chúng một cách nhanh và đầy đủ.

Xin cảm ơn ông!

M. Linh (thực hiện)-VietNamNet

5 xu hướng công nghệ mang tính đột phá

Công nghệ điện tử sẽ ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với ngành công nghiệp xe hơi trong những năm tới. Sau đây là năm xu hướng công nghệ hứa hẹn sẽ mang tính đột phá nhất trong tương lai.

Trong 10 năm tới, các cải tiến trên xe ô tô sẽ không còn liên quan tới động cơ, túi khí hay mức tiết kiệm nhiên liệu nữa. Chip máy tính đang tạo ra một cuộc cách mạng lớn đối với sự giao tiếp giữa máy móc và con người. Từ hệ thống định vị vệ tinh tới kết nối điện thoại rảnh tay, các thiết bị điện tử dành cho ô tô đang thực sự có bước chuyển mình ngoạn mục.

Mặc dù ngày nay rất nhiều công nghệ như Bluetooth và hệ thống định vị vệ tinh không còn được coi là công nghệ mới nữa, nhưng các nhà sản xuất đang hết sức nỗ lực trong việc cải tiến chất lượng, tính năng và giao diện của các thiết bị này. Với sự phát triển chóng mặt của công nghệ, các khách hàng ngày càng có nhiều sự lựa chọn hơn trong lĩnh vực giải trí và thông tin. Dường như mỗi chiếc ô tô đã tạo ra sự thoải mái và tiện nghi cho người sử dụng không khác gì khi ở nhà riêng hoặc văn phòng.

Sau đây là năm xu hướng phát triển công nghệ được các nhà sản xuất xe hơi quan tâm nhiều nhất trong những năm tới. 

Máy tính trong xe hơi

 
Hệ thống máy tính trên xe Ford F-150

Với một chiếc máy tính được lắp đặt trong táp lô điều khiển, bạn có thể để chiếc iPod hoặc các thiết bị nghe nhạc cầm tay khác ở nhà mà vẫn có thể thưởng thức rất nhiều ca khúc ưa thích được lưu trữ trong thư viện âm nhạc. Hiện nay, nhiều model xe đã được trang bị máy tính cho phép truy cập internet và sử dụng dịch vụ email. Thậm chí một số loại xe đã được trang bị màn hình TV kỹ thuật số, tuy nhiên vì lý do an toàn, hầu hết các máy tính lắp đặt trên xe hơi đều được cài đặt để chỉ hoạt động khi xe đỗ. 

Hầu hết các máy tính trong xe hơi đều chạy trên hệ điều hành Windows của Microsoft’s Windows, nhưng ngày nay đã xuất hiện một vài mẫu xe được trang bị Apple Mac Mini với màn hình gắn trên táp lô điều khiển. 

Hiện nay, máy tính trong xe hơi đang được thiết kế theo cấu trúc một khối gồm ổ cứng và bộ xử lý gắn ngay phía dưới màn hình. Ford là một trong những hãng ô tô đầu tiên trang bị hệ thống này cho các mẫu xe của hãng. Gần đây, dòng xe pickup F series đã được giới thiệu cùng với hệ thống máy tính có thể kết nối với bàn phím và máy in dành cho các thương gia.

Kết nối thiết bị nghe nhạc MP3

Cách đây không lâu, các lái xe chỉ có một cách để thưởng thức âm nhạc từ một chiếc Apple iPod với headphone. Sau đó, các hãng sản xuất ô tô đã phát triển thiết bị chuyển đổi tương thích cho phép lái xe nghe nghạc từ iPod qua loa gắn trong xe, tuy nhiên chất lượng âm thanh không được tốt. 

 
Hệ thống kết nối thiết bị nghe nhạc MP3 trên Infiniti EX35

Năm 2008, hệ thống tích hợp iPod sẽ trở thành tính năng tiêu chuẩn của các dòng xe hạng sang và sau đó sẽ dần phổ biến trong cả những chiếc xe bình dân. Thông thường có 2 cách để tích hợp thiết bị iPod với hệ thống loa trong xe. Cách thứ nhất, cũng được áp dụng với các thiết bị nghe nhạc cầm tay khác, là sử dụng một jack phụ gắn trong xe. Đối với các thiết bị iPod còn có một cách khác để kết nối. Với khoảng 200 USD – 300 USD, khách hàng có thể yêu cầu nhà sản xuất lắp đặt thêm một thiết bị kết nối iPod độc quyền để thoả sức tận hưởng thế giới âm nhạc với chất lượng âm thanh tốt nhất. Phát triển các thiết bị giải trí trong xe hơi sẽ tiếp tục là cách thu hút nhiều khách hàng của các hãng xe.  

Công nghệ Bluetooth

“Bluetooth” là công nghệ cho phép sử dụng điện thoại di động trong xe hơi mà không cần dùng tay hoặc headphone. Công nghệ này đang ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với ngành sản xuất xe hơi vì ngày nay với lý do an toàn, tại nhiều nơi, lái xe bị cấm dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang lái xe. Chính quyền nhiều bang tại Mỹ đã yêu cầu các hãng xe hơi bắt buộc phải trang bị các thiết bị Bluetooth trong xe để đảm bảo an toàn. Rất có thể trong tương lai gần, công nghệ truy cập danh bạ điện thoại bằng giọng nói cũng sẽ trở thành bắt buộc.

 
Tích hợp công nghệ Bluetooth trên Mercedes-Benz E-Class

Tuy nhiên công nghệ này không chỉ ứng dụng đối với điện thoại di động. Các hãng xe hơi đang có xu hướng phát triển công nghệ này đối với thiết bị stereo, tấm chắn nắng và các thiết bị trên táp lô điều khiển. Nhiều mẫu xe như  Mercedes-Benz E-Class đã cho phép người sử dụng điều khiển thiết bị stereo bằng giọng nói.

Hệ thống định vị vệ tinh mới

Ngày nay, hệ thống định vị vệ tinh GPS đã không chỉ còn là những bản đồ chỉ dẫn phương hướng cho lái xe. Hình ảnh và chất lượng bản đồ đã được cải tiến đáng kể. Đồng thời nhiều hãng xe đã tích hợp các thông tin giao thông thực tế và dữ liệu địa lý để giúp các lái xe định hướng đường đi tốt hơn. Hiện nay, hệ thống định vị vệ tinh như của Acura MDX đã có thể chỉ dẫn lái xe qua giọng nói.  

 
Hệ thống định vị vệ tinh trên Acura MDX

Công nghệ chuyển đổi thành giọng nói đã trở thành thuật ngữ quen thuộc đối với các nhà phát triển hệ thống định vị vì lý do an toàn. Khi tên các đường phố được đọc to, các lái xe sẽ tập trung hơn vào việc quan sát đường mà không phải đọc các chỉ dẫn trên màn hình hiển thị. Hệ thống định vị cũng đã được tích hợp với thiết bị rada để cảnh báo lái xe khi xe vượt quá tốc độ cho phép.  

Thiết bị đồng bộ

Các nhà sản xuất ô tô đang lắp đặt thêm ngày càng nhiều thiết bị điện tử cho các mẫu xe của họ ngay tại nhà máy. Để tạo thuận lợi nhất cho khách hàng trong việc sử dụng đồng bộ các hệ thống thông tin – giải trí, điều hoà nhiệt độ, định vị và thiết bị dự báo, các nhà sản xuất xe đã lắp đặt một giao diện duy nhất để bố trí hợp lý tất cả các nút và phím điều khiển. Ví dụ điển hình là chiếc Cadillac CTS với hệ thống gồm nhiều tính năng thông tin giải trí được thiết kế hết sức gọn gàng, tinh tế; hay chiếc Mercedes-Benz C-Class với giao diện điều khiển tổng hợp rất hiện đại. Xu hướng này có vẻ như đã  gây khó khăn cho các nhà cung cấp phụ kiện cho xe ô tô.

 
Hệ thống các thiết bị đồng bộ trên Cadillac CTS

Tuy nhiên, hiện nay các công ty cung cấp phụ kiện ô tô đang có xu hướng phát triển các sản phẩm có thể lắp đặt và sử dụng trong xe mà không cần các thao tác hàn gắn phức tạp. Nhờ vậy, khách hàng có thể thoải mái lựa chọn thêm những thiết bị như radio vệ tinh, iPod và thiết bị Bluetooth để nâng cấp chiếc xe của mình mà không gây tác động tới cấu trúc và các tính năng khác của xe.

Không phải tất cả các xu hướng công nghệ được đề cập tới trong bài viết này đều sẽ trở thành xu thế chủ đạo. Theo kết quả nghiên cứu tại New York, rất nhiều người tham gia cuộc điều tra đều trả lời rằng trong số 5 công nghệ nêu trên, hệ thống định vị vệ tinh GPS là công nghệ họ trông đợi nhất. Kết nối internet được ít người đón nhận nhất với 24% số người bày tỏ sự quan tâm. Công nghệ Bluetooth đứng thứ hai từ dưới lên với 38% phiếu bầu. Tuy nhiên, đứng đầu bảng xếp hạng công nghệ được người tiêu dùng quan tâm nhất lại là một công nghệ được coi là cũ và thấp: thiết bị khởi động xe hệ thống điều hoà nhiệt độ từ xa.  

Nếu bạn đang nghĩ tới việc trang bị thêm một công nghệ mới cho chiếc xe của mình, bạn nên cố gắng tìm cách thử sử dụng thiết bị đó chứ không nên chỉ dựa vào các bài phân tích và giới thiệu trên mạng bởi trên giấy các sản phẩm đều ngang bằng nhau.

 

  • G.L – autonet.com.vn

 

Hợp kim mới siêu bền, chống bị ăn mòn

Hai công ty cùng một trường đại học ở Mỹ và Hà Lan vừa phối hợp nghiên cứu thành công một loại hợp kim mới có tính năng siêu bền và chống bị ăn mòn. Nếu dùng hợp kim này để sản xuất cánh máy bay sẽ giúp tiết kiệm 100 tỷ USD mỗi năm.

Hop kim moi sieu ben chong bi an mon
Vật liệu mới CentrAl vừa siêu bền vừa giúp tiết kiệm chi phí sản xuất cánh máy bay. (Ảnh: TU Delft, GTM)

Các chuyên gia quốc tế vừa chế tạo thành công một loại hợp kim nhôm đặc biệt để sản xuất cánh máy bay, giúp bộ phận này gần như “miễn nhiễm” với sự ăn mòn kim loại. Ngoài ra, công nghệ mới này còn giúp tiết kiệm một khoản chi phí lên đến 100 tỉ USD.

Có tên là CentrAl (chữ viết tắt của Central Reinforced Aluminium – Nhôm gia cố trung tâm), vật liệu mới này là thành quả hợp tác giữa 3 đơn vị: công ty GTM Advanced Structures (Hà Lan) chuyên về vật liệu dùng cho máy bay, công ty nhôm Alcoa (Mỹ), và khoa Kỹ thuật hàng không của Đại học Công nghệ Delft (Hà Lan).

CentrAl có cấu trúc bao gồm những lớp kim loại cán mỏng dạng sợi (fibre metal laminate – FML), được bao bọc bởi một hay nhiều lớp nhôm dày và có chất lượng cao. Với thành phần cấu tạo này, CentrAl là một loại vật liệu xây dựng không chỉ rất vững chắc mà còn chống lại được sự ăn mòn kim loại.

Ăn mòn kim loại là một tình trạng làm giảm chất lượng của kim loại sau một thời gian dài sử dụng. Dưới tác động của tải trọng, các vết nứt sẽ dần dần xuất hiện và làm suy yếu cấu trúc của kim loại.

Cánh máy bay được sản xuất bằng CentrAl sẽ có độ bền lớn hơn nhiều so với loại cánh được chế tạo bằng nhựa gia cố bằng sợi carbon (CFRP) – loại vật liệu đang được dùng để sản xuất cánh của nhiều loại máy bay, trong đó có Boeing 787.

Không chỉ siêu bền, CentrAl còn giúp cánh máy bay nhẹ hơn khoảng 20% so với cánh được sản xuất từ CFRP. Đồng thời, CentrAl còn tạo điều kiện cho việc sửa chữa cánh máy bay được thực hiện đơn giản và nhanh chóng hơn nhiều so với cánh bằng CFRP.

Hơn nữa, vật liệu mới, có chất lượng cao này cũng giúp cánh máy bay tiêu thụ ít năng lượng hơn và không đòi hỏi sự bảo trì tốn kém.

Hop kim moi sieu ben chong bi an mon
Sản xuất cánh máy bay bằng vật liệu CentrAl sẽ giúp tiết kiệm một khoản chi phí lên đến 100 tỉ USD (Ảnh: http://www.valetparkingheathrow.co.uk)

Với ưu điểm là giảm giá thành sản xuất và tiết kiệm chi phí bảo trì, loại vật liệu mới này, khi được sử dụng rộng rãi, sẽ giúp tiết kiệm một khoản chi phí lên đến 100 tỉ USD trên toàn thế giới.

Theo nhóm nghiên cứu, với tất cả những đặc điểm trên, CentrAl sẽ góp phần đáng kể vào việc sản xuất máy bay thực sự “xanh” và hiệu quả về mặt sử dụng năng lượng.

Tại cuộc hội nghị 4 ngày (25 – 28/09) vừa qua ở Delft (Hà Lan) về “Khả năng chịu đựng thiệt hại của cấu trúc máy bay”, 2 công ty GTM và Alcoa đã thuyết trình về vật liệu mới này trước các chuyên gia quốc tế.

Alcoa, GTM và Không quân Hoa Kỳ cũng nhấn mạnh rằng CentrAl có khả năng tạo nên cái gọi là “cấu trúc không gây lo lắng” – tức là cấu trúc ít nhạy cảm với các yếu tố gây hư hại, như sự ăn mòn kim loại, mưa đá, sự va chạm giữa máy bay và xe tải, cũng như những điều kiện bất lợi khác trong quá trình sử dụng.

VietNamNet

10 tỷ phú giàu nhất nước Nga

(Trong số 10 tỷ phú giàu nhất của Nga có tới 7 người là các ông chùm kim loại, các tập đoàn về luyện kim, vật liệu. Con số này cho mình thêm hy vọng trở thành tỷ phú đây.)

Thời gian qua Nga nổi lên là một nền kinh tế mạnh, cùng với đó danh sách các tỷ phú của xứ sở bạch dương cũng tăng nhanh. Dưới đây là chân dung 10 người Nga giàu nhất do tạp chí Finance công bố hôm qua.

Với tổng tài sản trị giá 40 tỷ USD, hiện ông trùm kim loại 40 tuổi Oleg Deripaska là tỷ phú giàu nhất Nga.
Roman Abramovich, chủ tịch câu lạc bộ Chelsea kiêm tỉnh trưởng Chukotka về nhì với 23 tỷ USD.
Chủ hãng thép Novolipetsk, xếp thứ 3 trong danh sách những người giàu với tổng tài sản vào khoảng 22,3 tỷ USD.
Chỉ kém người thứ ba 0,1 tỷ USD, Mikhail Fridman – cổ đông lớn nhất tập đoàn Alfa, chiếm vị trí tiếp theo trong danh sách.
Alexei Mordashov, cổ đông lớn nhất của tập đoàn luyện kim Severstal xếp thứ năm với 22,1 tỷ USD.
Vladimir Potanin, đồng sở hữu tập đoàn Norilsk, đang có 21,5 tỷ USD.
Mikhail Prokhorov hiện sở hữu 21,5 tỷ USD nhờ vàng và nickel.
Tỷ phú Suleiman Kerimov từng phất lên nhờ chứng khoán, hiện nắm giữ 18 tỷ USD.
Đứng thứ 9 trong danh sách là Viktor Vekselberg với 15,5 tỷ USD. Ông là người đồng sở hữu tập đoàn Renova.
Vị trí thứ 10 thuộc về tỷ phú Vagit Alekperov – chủ tịch tập đoàn dầu khí Lukoil, với 13,5 tỷ USD

Quỳnh Mai (Ảnh: RIA Novosti)

Theo VNexpress.net

Chân dung 10 tỷ phú giàu nhất thế giới

Lần đầu tiên sau 13 năm ngự trị ở đỉnh cao danh sách những người giàu nhất thế giới, Bill Gates lùi xuống hàng thứ ba, mất ngôi đầu về tay tài phiệt Warren Buffett. Dưới đây là hình ảnh của 10 người giàu nhất thế giới, theo công bố của Forbes.

1. Warren Buffet, tài sản 62 tỷ USD.
Nhà đầu tư được yêu mến nhất nước Mỹ giờ đã trở thành tỷ phú giàu nhất thế giới. Ông đã vượt qua người bạn và cộng sự cũ Bill Gates sau khi cổ phiếu của hãng Berkshire Hathaway tăng giá 25% kể từ giữa tháng 7 năm ngoái. Ông từng hứa sẽ cống hiến toàn bộ tài sản để làm từ thiện sau khi qua đời.

2. Carlos Slim và gia đình, tài sản: 60 tỷ USD.
Nhà tài phiệt Mexico trở thành người giàu thứ nhì thế giới, vượt qua người sáng lập tập đoàn phần mềm Microsoft Bill Gates, nhờ sự mạnh mẽ của thị trường chứng khoán trong nước cộng với hoạt động hiệu quả của công ty điện thoại không dây – American Movil.
Là con trai của một người nhập cư Libăng, Slim kiếm được số tiền đáng kể đầu tiên vào năm 1990 khi ông mua hãng điều hành điện thoại cố định Telefonos de Mexico. Tháng 12 năm ngoái, American Movil ký hợp đồng với Yahoo, cung cấp dịch vụ duyệt web qua điện thoại ở 16 nước Mỹ Latin và Caribbe. Góa vợ và là cha của 6 người con, Slim là một fan của môn bóng chày và là nhà sưu tập các tác phẩm nghệ thuật.

3. Bill Gates, tài sản: 58 tỷ USD.
Cựu sinh viên Đại học Havard, nhà sáng lập tập đoàn Microsoft, không còn là người giàu nhất thế giới. Giá cổ phiếu của Microsoft đã giảm 15% sau khi hãng không thuyết phục được Yahoo sáp nhập để đánh bại Google trong cuộc chiến về thị phần trên Internet. Gates chuẩn bị từ bỏ việc tham gia công việc hằng ngày của tập đoàn do ông đồng sáng lập 33 năm trước và dành nhiều thời gian hơn cho các hoạt động từ thiện. Quỹ từ thiện Bill&Melinda Gates Foundation của ông và vợ đã đóng góp tới 38,7 tỷ USD cho các hoạt động nhân đạo.

4. Lakshmi Mittal, tài sản: 45 tỷ USD.
Nhà tài phiệt này là người đứng đầu công ty sản xuất thép lớn nhất thế giới ArcelorMittal (trị giá 105 tỷ USD). Ông sở hữu 44% cổ phần của ArcelorMittal. Định cư từ lâu ở London, Anh, ông là tỷ phú giàu nhất châu Âu.

Mukesh Ambani, tài sản: 43 tỷ USD.
Tỷ phú giàu nhất châu Á đứng đầu tập đoàn Reliance Industries, công ty lớn nhất trên sàn chứng khoán Ấn Độ. Tài sản tăng lên 22,9 tỷ USD kể từ năm ngoái, khiến ông trở thành người có số tài sản tăng nhanh thứ hai thế giới. Người có tài sản tăng nhanh nhất là em trai ông, Anil, đứng thứ 6 trong danh sách tỷ phú. Hai người được thừa hưởng tài sản từ người cha quá cố – nhà tài phiệt danh tiếng Dhirubhai Ambani. Hai anh em không hòa hợp với nhau và năm 2005, mẹ của hai người đã ra một thỏa thuận phân chia tài sản một cách êm thấm. Mukesh dùng một phần tiền thừa kế để xây dựng tòa nhà 27 tầng.

6. Anil Ambani, tài sản: 42 tỷ USD.
Đứng thứ 6 trong danh sách tỷ phú giàu nhất thế giới, Anil Ambani là người có tài sản tăng nhanh nhất kể từ năm ngoái (tăng 23,8 tỷ USD). Là một vận động viên marathon, tài sản lớn nhất của ông là 65% cổ phần trong tập đoàn truyền thông Reliance Communications.

7. Ingvar Kamprad, tài sản: 31 tỷ USD.
Bán dạo diêm, cá, bút bi, thiệp Giáng sinh từ khi còn là một cậu bé, người giàu thứ 7 thế giới Ingvar Kamprad là một trong những nhà bán lẻ được yêu mến nhất trên thế giới. Bắt đầu kinh doanh đồ nội thất từ năm 1947, giờ đây Công ty Ikea của ông có cửa hàng trong 40 nước trên thế giới từ Florida, Mỹ, tới Quảng Châu, Trung Quốc. Giản dị giống hệt thương hiệu Ikea, ông thường tránh mặc vest, đi máy bay hạng thường và tới các nhà hàng rẻ tiền.

8. KP Singh, tài sản: 30 tỷ USD.
Singh hiện là trùm bất động sản giàu nhất thế giới sau khi đưa Công ty DLF của ông lên sàn chứng khoán năm 2007. Tài sản của ông tăng lên gấp ba lần năm nay.

Oleg Deripaska, tài sản: 28 tỷ USD.
Oleg Deripaska vươn lên thành tỷ phú đứng thứ 9 thế giới nhờ giá kim loại tăng. Ông trùm tài phiệt này đã vượt qua tỷ phú, cộng sự cũ Roman Abramovich để trở thành tỷ phú giàu nhất Nga. Deripaska kết hôn với một người họ hàng của cố tổng thống Nga Boris Yeltsin.

10. Karl Albrecht, tài sản: 27 tỷ USD.
Sau Thế chiến II, tỷ phú giàu nhất Đức này cùng em trai – Theo – đã phát triển cửa hàng rau quả nhỏ của bà mẹ thành chuỗi siêu thị giá rẻ Aldi, hiện trị giá 67 tỷ USD. Sau cùng, họ đã chia quyền sở hữu và điều hành chuỗi siêu thị này ở hai khu vực miền bắc và miền nam. Karl giành quyền điều hành chuỗi cửa hàng hoạt động hiệu quả hơn ở miền nam Đức. Cuộc sống cá nhân của tỷ phú này ít người biết đến ngoại trừ việc ông trồng hoa lan và chơi golf.

 

Hải Ninh (theo Forbes)